Cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang
Cơ sở lâm sàng
Tiểu không tự chủ hay “bàng quang hoạt động quá mức” là một vấn đề phổ biến và thường gây khó khăn cho người cao tuổi. Nếu không được điều trị, tiểu không tự chủ làm tăng khả năng nhập viện và viện dưỡng lão.
Hướng dẫn lâm sàng
Tiểu không tự chủ là một vấn đề làm cho người cao tuổi cảm thấy xấu hổ, bác sĩ có thể không chú ý đến vấn đề đó khi họ đến khám. Vì vậy, điều quan trọng là phải hỏi họ khi thực hiện đánh giá hàng năm.
- Nếu bệnh nhân có người chăm sóc, hãy nhớ hỏi người chăm sóc về tình trạng tiểu không tự chủ vì bệnh nhân có thể không tiết lộ rằng họ đang gặp vấn đề.
- Nếu nghi ngờ một loại thuốc là nguyên nhân, thì cần thay thế hoặc ngừng sử dụng loại thuốc đó nếu có thể.
- Khuyến khích nhân viên điều dưỡng và trợ lý y tế hỏi bệnh nhân về bất kỳ sự cố tiểu không tự chủ nào trong sáu tháng qua. Bệnh nhân thường xấu hổ đến nỗi không chủ động trao đổi.
- Phổ biến kiến thức cho bệnh nhân về các biện pháp can thiệp hành vi không xâm lấn đối với chứng tiểu không tự chủ; khi cần thiết, chuyển tuyến để được điều trị thích hợp.
- Những tài liệu phổ biến kiến thức luôn ở có sẵn để bệnh nhân có thể sử dụng chúng làm nền tảng để bắt đầu thảo luận về các chủ đề nhạy cảm hơn (liên hệ với SCAN nếu quý vị cần tài nguyên).
- Đưa cho bệnh nhân bản tóm tắt và/hoặc tài liệu phổ biến kiến thức sau khi thăm khám để nhấn mạnh rằng chứng tiểu không tự chủ đã được giải quyết trong quá trình thăm khám.
Thuốc không kê đơn cũng là yếu tố gây chứng tiểu không tự chủ. Thuốc lợi tiểu làm tăng sản xuất nước tiểu và có thể khiến tình trạng són tiểu cấp kỳ và són tiểu áp lực trở nên xấu đi khi bàng quang đầy và tăng thể tích. Các chứng bệnh có thể phục hồi được tìm thấy ở một phần ba số bệnh nhân cao tuổi ngoại trú và góp phần vào một nửa số ca tiểu không tự chủ ở bệnh nhân cao tuổi nhập viện.1
Mã hóa và hướng dẫn lập tài liệu
- Lập hồ sơ đánh giá tình trạng tiểu không tự chủ.
- Nếu thực hiện và lập hồ sơ về kế hoạch chăm sóc chứng tiểu không tự chủ, hãy gửi mã CPT II 0509F.
Tiểu không tự chủ: Lưu ý bổ sung
Xem xét năm loại tiểu không tự chủ:
- Tiểu không tự chủ dưới áp lực: Són tiểu khi gắng sức, dùng lực, hắt xì hoặc ho
- Tiểu gấp không tự chủ: Đột ngột, muốn đi tiểu dữ dội, sau đó là mất nước tiểu không tự chủ do bàng quang co bóp bất thường
- Tiểu không tự chủ thể phối hợp: Són tiểu kết hợp của tiểu gấp và tiểu do gắng sức, hắt xì hoặc ho (tiểu gấp không tự chủ với tiểu không tự chủ dưới áp lực)
- Tiểu không tự chủ do tràn đầy: Són tiểu từ bàng quang quá căng
- Bàng quang hoạt động quá mức: Một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Khẩn cấp có hoặc không có tiểu gấp không tự chủ
- Tần suất đi tiểu
- Tiểu đêm khi không có nhiễm trùng hoặc bệnh lý đã được chứng minh khác
Xác định các nguyên nhân phổ biến của chứng tiểu không tự chủ có hồi phục bằng cách sử dụng “DIAPPERS”
Tiểu không tự chủ có thể hồi phục thường xuất hiện dưới sáu tuần và khởi phát đột ngột. Có thể áp dụng cụm từ dễ nhớ DIAPPERS để xác định các nguyên nhân phổ biến của chứng tiểu không tự chủ có thể hồi phục:
Delirium
(Mê sảng)
Infection (urinary tract)
(Nhiễm trùng đường tiết niệu)
Atrophic urethritis and vaginitis
(Viêm niệu đạo dinh dưỡng và viêm âm đạo)
Pharmaceuticals
(Thuốc)
Psychological disorders
(Rối loạn tâm lý)
Excessive urine output
(Lượng nước tiểu quá nhiều)
Restricted mobility
(Bị hạn chế vận động)
Stool impaction2
115.Imam KA. Vai trò của bác sĩ chăm sóc chính trong việc quản lý chứng rối loạn chức năng bàng quang. Rev Urol. 2004;6(Suppl 1):S38-S44
2Khandelwal C, Kistler C. Chẩn đoán tiểu không tự chủ. Am Fam Physician. 2013;87(8):543-550 26 Chăm sóc cho người lớn tuổi.
0509F - Kế hoạch chăm sóc tiểu không tự chủ được ghi lại